Có 36 kết quả được tìm thấy
Ngày 26/11, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh tổ chức hội nghị tọa đàm về công tác cán bộ nữ tỉnh Ninh Bình năm 2024. Đồng chí Mai Văn Tuất, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị.
Trong bối cảnh đất nước hội nhập sâu rộng, vai trò của phụ nữ ngày càng được khẳng định trong đời sống xã hội. Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Ninh Bình đã không ngừng nỗ lực xây dựng đội ngũ cán bộ nữ vừa có tâm, vừa có tầm. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, phóng viên Báo Ninh Bình đã có cuộc trao đổi với đồng chí Đào Thị Hòa, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn.
Chiều 18/10, tại Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao, Câu lạc bộ cán bộ nữ tỉnh tổ chức gặp mặt nhân kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10).
Chiều 17/10, tại Khu du lịch Hang Múa (xã Ninh Xuân), Câu lạc bộ cán bộ nữ huyện Hoa Lư tổ chức gặp mặt nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930-20/10/2024) và Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10. Dự buổi gặp mặt có lãnh đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh và huyện Hoa Lư.
Chiều 18/10, Câu lạc bộ Cán bộ nữ tỉnh tổ chức gặp mặt nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10.
Chiều 18/10, Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ tỉnh phối hợp với Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ "Cán bộ nữ" tỉnh tổ chức hội nghị chuyên đề "Lãnh đạo nữ thời VUCA".
Sáng 11/3, Ban Tổ chức Trung ương phối hợp với Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam tổ chức tọa đàm "Xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ nữ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới". Buổi tọa đàm được tổ chức theo hình thức trực tiếp tại Hà Nội kết hợp trực tuyến tại điểm cầu 62 tỉnh, thành phố trong cả nước.
Nhân kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, chiều 17/10, Ban Chủ nhiệm CLB Cán bộ nữ tỉnh tổ chức gặp mặt sinh hoạt truyền thống.
Những năm qua, thành phố Tam Điệp đã quan tâm thực hiện có hiệu quả công tác cán bộ nữ. Nhờ vậy phụ nữ đã tham gia nhiều hơn trong công tác lãnh đạo, quản lý, qua đó phát huy vai trò của phụ nữ trong xây dựng và phát triển thành phố.
Năm 1992, tỉnh Ninh Bình được tái lập. 30 năm qua, tỉnh Ninh Bình đẵ đặc biệt quan tâm đến công tác cán bộ, nhất là cán bộ nữ. Nhờ vậy, đội ngũ cán bộ nữ đã có sự phát triển cả về số lượng, chất lượng. Ninh Bình hiện là địa phương có tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy, Quốc hội, HĐND, lãnh đạo, quản lý các cấp cao so với mặt bằng chung của cả nước. Đội ngũ cán bộ nữ đã có điều kiện để phát huy năng lực, sở trường và tiếp tục có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển của tỉnh.
Ngày 10/7, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị công tác cán bộ nữ nhằm đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch hành động về bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ và phong trào thi đua trong nữ cán bộ công chức, người lao động ngành kiểm sát nhân dân tỉnh, và đề ra phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới.
Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng xác định: "Phấn đấu đạt tỷ lệ cấp ủy viên nữ từ 15% trở lên và có cán bộ nữ trong ban thường vụ". Để đạt được mục tiêu trên, Thành ủy Tam Điệp đã và đang quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện rà soát, bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng cán bộ nữ trong quá trình chuẩn bị nhân sự cho nhiệm kỳ mới. Đồng thời có giải pháp hiệu quả chuẩn bị nguồn cán bộ nữ cả trước mắt và lâu dài.
Sáng 29/10, Ban Chủ nhiệm CLB cán bộ nữ tỉnh phối hợp với Hội LHPN tỉnh tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề "Xây dựng hình ảnh cán bộ nữ trong thời đại 4.0".
Sáng 11/10, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Ninh Bình tổ chức hội nghị tập huấn với chủ đề "Bình đẳng giới và nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý cho cán bộ nữ".
Sáng 6/8, Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ tỉnh đã tổ chức lớp tập huấn công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ phụ nữ tỉnh năm 2019. Dự khai mạc lớp tập huấn có các đồng chí lãnh đạo Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ tỉnh; Sở Lao động, thương binh và xã hội cùng các đồng chí cán bộ nữ lãnh đạo, cán bộ nữ trong diện quy hoạch của các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và cấp huyện.
Thành phố Ninh Bình hiện có 268 cán bộ, công chức đang công tác tại các cơ quan cấp thành phố, trong đó nữ chiếm 40,6%. Tỷ lệ cán bộ nữ trong các cơ quan Đảng, đoàn thể chiếm 45%, cơ quan hành chính Nhà nước chiếm 39,6%. Những năm qua, thành phố Ninh Bình đã có nhiều giải pháp nhằm tạo điều kiện để phụ nữ tham gia nhiều hơn công tác lãnh đạo, quản lý, qua đó phát huy vai trò của phụ nữ trong xây dựng và phát triển thành phố. Đặc biệt, năm 2008, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố đã ban hành Chương trình hành động số 82 về "Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước".
Quán triệt sâu sắc Nghị quyết số 11-NQ/TW, ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị (khóa X) về "Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" và Chương trình hành động số 15-CTr/TU của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW; nắm vững quan điểm "Xây dựng, phát triển vững chắc đội ngũ cán bộ nữ tương xứng với vai trò to lớn của phụ nữ là yêu cầu khách quan, là nội dung quan trọng trong chiến lược công tác cán bộ của Đảng" và nhiệm vụ "Xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học nữ có trình độ cao, cán bộ lãnh đạo, quản lý nữ đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa", trong những năm qua, công tác cán bộ nữ đã được các cấp ủy đảng, chính quyền trong tỉnh đặc biệt quan tâm và đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Những năm qua, công tác cán bộ nữ đã được các cấp ủy, chính quyền trong tỉnh quan tâm và đạt được nhiều kết quả tích cực: Tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy đảng ở 3 cấp đều tăng so với nhiệm kỳ trước; cán bộ nữ giữ các chức danh chủ chốt các cấp được tăng cường... Tuy vậy, so với yêu cầu thực tế, công tác cán bộ nữ vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập và cần phải có những giải pháp mang tính đột phá để khắc phục. Trong đó, ngoài việc trao và tạo cơ hội bình đẳng cho phụ nữ thì việc xóa bỏ những rào cản "định kiến giới" không chỉ trong gia đình, xã hội mà ngay cả trong chính bản thân phụ nữ được xem là yếu tố tiên quyết để phụ nữ khẳng định mình, đóng góp nhiều hơn nữa cho xã hội. Đây cũng là một trong những vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều đại biểu tham dự tọa đàm "Công tác cán bộ nữ" do Ban Thường vụ Tỉnh ủy vừa tổ chức.
Sáng 6/3, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức hội nghị tọa đàm về công tác cán bộ nữ. Đồng chí Nguyễn Thị Thanh, UVT.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì hội nghị.
Trong những năm qua, tỉnh Ninh Bình luôn quan tâm, đề cao công tác cán bộ nói chung và công tác cán bộ nữ nói riêng. Những chủ trương, chính sách, chương trình của tỉnh về công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, đề bạt, bố trí sử dụng và thực hiện bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ được triển khai phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương, Ninh Bình trở thành tỉnh có tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy, Quốc hội, HĐND, lãnh đạo, quản lý các cấp cao so với mặt bằng chung của cả nước.
Những năm qua, các cấp, các ngành, các địa phương trong tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội gắn với thực hiện các mục tiêu bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ. Công tác quy hoạch, tạo nguồn, đề bạt, bố trí, sử dụng, bổ nhiệm cán bộ nữ trẻ được chú trọng. Đi kèm với đó là việc thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới được triển khai rộng khắp, qua đó góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ, rút ngắn khoảng cách giới; tạo điều kiện để thực hiện có hiệu quả các quyền cơ bản và phát huy vai trò của phụ nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống.
Thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết, Kết luận, Chương trình hành động về công tác cán bộ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Tỉnh ủy Ninh Bình, Huyện ủy Hoa Lư đã tích cực triển khai trong các hội nghị từ cấp huyện đến cơ sở; đồng thời xây dựng kế hoạch hành động, thực hiện các văn bản của Trung ương và địa phương. Cấp ủy, chính quyền huyện Hoa Lư cũng xác định rõ quan điểm, công tác cán bộ nữ là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trong đó hạt nhân lãnh đạo là các cấp ủy Đảng, trách nhiệm trực tiếp và chủ yếu là cơ quan quản lý nhà nước các cấp và vai trò chủ thể là phụ nữ, trong đó nòng cốt là Hội phụ nữ các cấp.